Các lỗi thường gặp ở Ấm siêu tốc

  Yếu tố chất lượng, độ bền hay tuổi thọ của ấm siêu tốc là điều mà người dùng luôn quan tâm. Tuy nhiên, chính những việc sử dụng không đúng quy cách, sai hướng dẫn của nhà sản xuất đã góp phần làm chiếc ấm siêu tốc của chúng ta chóng hỏng. Dưới đây là những lỗi mà người dùng hay mắc phải.
  1. Sử dụng không đúng mục đích “đun nước”
     Nhiều người dùng đã tận dụng ấm siêu tốc không chỉ để đun nước mà còn dùng để hấp, luộc, hâm nóng thức ăn,… Việc sử dụng sai  như vậy sẽ làm cho ấm sẽ đọng lại các tạp chất làm ấm bẩn, đóng két và nhanh hỏng.
  1. Đổ nước vào ấm không theo hướng dẫn nhà sản xuất
     Các sản phẩm ấm siêu tốc đều có vạch đánh dấu các mực nước, nhà sản xuất quy định mực nước được đổ vào ấm để đun cao nhất là Max và mực nước thấp nhất là Min. Tuy nhiên, nhiều người dùng đổ nước thấp hơn vạch Min làm ấm bị cạn, dẫn đến hỏng, cháy ấm. Ngược lai, việc đổ nước cao hơn vạch Max làm ấm sẽ phun trào nước dễ gây chập điện. Do đó, người dùng nên đổ mực nước trong khoảng từ Min – Max.
  1. Đun nước liên tục
      Đun nước liên tục sẽ làm mâm nhiệt của ấm quá nóng sẽ dẫn đến những khả năng phát sinh sau:
        - Do mâm nhiệt quá nóng nên dẫn đến hỏng, cháy mâm nhiệt. Vì vậy, nên để  một khoảng thời gian tối thiểu là 5 phút giữa các lần đun để mâm nhiệt nguội bớt;
     - Ngoài ra, do đun liên tục làm rơle nhiệt sẽ tự động ngắt, làm ấm ngừng hoạt động, dù cắm điện nhưng vẫn không thấy đèn báo sáng. Điều này làm nhiều người dùng hiểu nhầm là ấm đã hỏng nên mang đi sửa hay gửi bảo hành. Nếu bạn gặp những trường hợp như vậy, không nên nóng vội - hãy để ấm nguội một khoảng thời gian, ấm sẽ hoạt động bình thường.
  1. Đậy nắp không kín khi đun nước
      Hành động bất cẩn này sẽ làm ấm sẽ không tự ngắt khi nước sôi. Tại sao như vậy? Câu trả lời đó là: ấm siêu tốc được thiết kế rơle tự động ngắt, nhưng bộ phận này chỉ hoạt động khi nắp ấm được đậy kín lại. Nếu người sử dụng quên không đậy nắp kín thì nước sôi sẽ sôi mãi đến khi cạn nước, dẫn đến nguy cơ cháy ấm, cháy mâm nhiệt cao.
  1. Phần tiếp xúc giữa phần thân ấm và phần đế không thể coi là công tắc sử dụng
      Nhiều người dùng luôn để công tắc ở vị trí bật và khi đun nước chỉ việc đặt trực tiếp ấm vào đế mà không phải bật công tắc, việc làm này tưởng như vô hại nhưng nó lại mang đến nguy cơ rất dễ gây mô-ve, chập cháy ấm siêu tốc (đặc biệt, ở những khu vực có điện lưới không ổn định).
  1. Để dư nước thường xuyên trong ấm
       Nhiều người cho rằng việc để dư nước trong ấm và khi cần có thể đun lại cho nhanh hoặc coi ấm siêu tốc như một bình đựng nước đa năng. Điều này hoàn toàn không nên vì sẽ làm ấm bị ẩm, nhanh hỏng ấm.
  1. Để ấm siêu tốc đóng cặn
     Để ấm đóng cặn khiến ấm bẩn, khả năng truyền nhiệt kém, thời gian đun sôi kéo dài, gây tốn điện năng, làm ấm nhanh hỏng. Vì vậy, cần vệ sinh ấm thường xuyên, tẩy các vết bẩn lâu ngày

    Trên đây là một số lỗi thường gặp mà người sử dụng hay mắc phải, hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho mọi người. 

No comments:

Post a Comment